Từ hai năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã dần được khôi phục, đạt những bước phát triển nhất định. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc chúng tôi cần thực hiện một số các cam kết cho hầu hết tất cả các ngành nghề hiện có – trong đó có sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) nói chung và cả gạch ốp lát – loại gạch đang được tìm kiếm rất nhiều cho thi công nhà ở, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, vỉa hè, khu vui chơi giải trí, công viên, trường học…
Đôi nét về gạch ốp lát hiện có tại thị trường Việt Nam:
Với doanh số ấn tượng thu được từ gạch ốp lát: hơn 500 triệu m2/năm – dẫn đầu Đông Nam Á và thứ 6 trên thế giới, đủ để thấy thị trường tiêu thị gạch ốp lát nội, ngoại thất là vô cùng lớn, chỉ riêng gạch Granite có con số tiêu thụ ít hơn, trên 60 triệu m2/năm vì dây chuyền làm việc chưa thật sự đạt tối đa công suất.
Bên cạnh các doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch lát lâu năm như: Viglacera, Hoàng Gia, Đồng Tâm, Thạch Bàn, Thiên Hà còn có nhiều đơn vị tham gia với vốn đầu tư nước ngoài như: Bạch Mã, Taicera, Prime… đều có khả năng cho ra thị trường sản lượng gạch vô cùng lớn.
Đáp ứng cho nhu cầu sử dụng gạch ốp lát giá rẻ, gạch Trung Quốc nhập khẩu tiếp tục giảm giá thành nhưng vẫn gặp sự cạnh tranh lớn với gạch ốp lát, gạch lát vỉa hè Việt Nam.
Trong đó, công ty gạch Thiên Hà chính là đơn vị đi tiên phong chịu trách nhiệm từ khâu sản xuất, gia công thành phẩm dưới bàn tay của những nghệ nhân lành nghề. Họ đáp ứng nhu cầu tìm mua gạch không nung với các chủng loại gạch Terrazzo, gạch bê tông tự chèn, gạch lát vỉa hè tự chèn, gạch bông, gạch bông gió trắng, gạch bông gió xi măng…
Đặc biệt là khi xu hướng thiết kế nội thất nhà ở hiện nay thiên về cách tạo nên những không gian mở tràn ngập ánh sáng, tránh nắng, chắn bụi, giảm tiếng ồn… thì loại gạch bông gió Thiên Hà – hay còn gọi là gạch thông gió trở thành lựa chọn hàng đầu với hơn 1.000 mẫu gạch bông nói chung.
Giai đoạn 2014 – 2015, dự đoán được sự trở lại mạnh mẽ của thị trường bất động sản, có rất nhiều những công ty chi mạnh tay để đầu tư sản xuất gạch ốp lát nội, ngoại thất nói chung. Do đó, từ năm 2016 trở đi, thị trường phân phối gạch xây dựng cạnh tranh khốc liệt.
Tại Việt Nam hiện nay, gạch lát do Trung Quốc sản xuất đang cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn thu hút khách hàng hơn nhờ vào sự cải thiện mẫu mã gạch, chất lượng, độ bền gạch tăng lên đáng kể, hoa văn độc đáo phù hợp với phong thủy.
Một số các hiệp định thương mại kí kết gần đây như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EU), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội và nguồn động lực mới, đảm bảo được thị trường tiêu thụ.
Cơ hội và thách thức nào cho gạch ốp lát Việt Nam?
Gạch ốp lát được sản xuất là phục vụ chính cho ngành xây dựng. Vì vậy, muốn sản lượng gạch ốp lát được tiêu thụ nhanh chóng thì đòi hỏi ngành xây dựng phải có tốc độ tăng trưởng vượt trội.
Các yếu tố quyết định mức tăng trưởng của ngành xây dựng như: vốn đầu tư FDI vào BDS, tốc độ đô thị hóa, lãi suất cho vay và lạm phát…
Nhìn chung, thị trường BĐS đã có những khởi sắc từ cuối năm 2014, điều này sẽ tạo nên một sự kỳ vọng lớn lao rằng ngành sản xuất các loại vật liệu xây dựng như: gạch lát vỉa hè, gạch ốp tường… có cơ hội bùng phát mạnh mẽ.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những khó khăn trong thời gian tới với thị trường gạch ốp lát Việt Nam:
- Giữ vững vị thế là quốc gia sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạch ốp lát lớn nhất thế giới.
- Mức độ cạnh tranh của lĩnh vực này sắp tới, đặc biệt ở phân khúc gạch ceramic giữa các đơn vị phân phối trong và ngoài nước.
Do vậy, biện pháp cần đặt ra là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối gạch xây dựng nói chúng và gạch ốp lát nói riêng phải có các mục tiêu chiến lược riêng, có sự liên kết chặt chẽ với các chuyên gia tư vấn – thiết kế, thi công – sản xuất, kinh doanh gạch ốp lát để nâng cao năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.